An toàn khi vận hành máy móc là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mọi nhà máy và công trường xây dựng. Trong bài viết này, hãy cùng KMP tìm hiểu về những nguyên tắc cơ bản nhưng vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho công nhân và tránh tai nạn không đáng có.
1. Tổng quan về ngành cơ khí tại Việt Nam
Theo báo cáo của Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI), cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo với 53.000 cơ sở sản xuất. Các sản phẩm cơ khí sản xuất trong nước hiện chỉ chiếm khoảng 7% thị trường. Ngành cơ khí trong nước đã từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển. Với sự phát triển ngày càng mạnh ngành cơ khí, máy móc ngày càng hiện đại tinh vi. Tuy nhiên những người lao động trong ngành cơ khí thường rất dễ xảy ra tai nạn lao động nếu như không nắm và tuân thủ các quy định về an toàn trong sản xuất.
2. Những nguyên tắc an toàn khi vận hành máy móc
2.1 Trước khi vận hành
Trước hết, sử dụng các đồ bảo hộ thích hợp với công việc được giao như: Kính bảo hộ, găng tay bảo hộ, mũ bảo hộ hoặc dây an toàn. Sau đó, cần kiểm tra toàn bộ các chi tiết của máy móc, thiết bị như dây, băng tải để đảm bảo thiết bị bảo hộ của máy luôn nằm đúng vị trí và cuối cùng kiểm tra nguồn điện trước khi vận hành máy móc, thiết bị.
2.2 Khi đang vận hành
Việc thực hiện đúng thứ tự thao tác vận hành máy móc, thiết bị là yếu tố qua trọng đầu tiên. Trong quá trình vận hành để tay cách xa các bộ phận chuyển động trên máy nhằm tránh các nguy hiểm khi bạn cho tay lại gần các vị trí đó. Bên cạnh đó, không nên đặt các dụng cụ và vật liệu trên bàn máy (tường hợp các dụng cụ đó rơi vào các bộ phận của máy sẽ gây hỏng và mất an toàn cho bản thân người vận hành). Đặc biệt, trong quá trình vận hành không được rời khỏi vị trí máy móc và phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng làm việc nếu thấy hiện tượng bất thường phải dừng máy
và báo ngay cho trưởng bộ phận.
2.3 Sau khi vận hành
Việc tắt cầu dao và ngắt điện là yêu cầu bắt buộc sau khi kết thúc vận hành máy, ngoài ra người sử dụng cần ghi chép đầy đủ thông tin vận hành vào số nhật ký vận hành hoặc số giao ca.
3. Đảm bảo an toàn khi vận hành máy móc
Đeo đủ trang bị bảo hộ cá nhân: Việc đeo mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, mặt nạ, tay bảo hộ và giày đạp an toàn là điều cơ bản nhưng vô cùng quan trọng. Đây là lớp bảo vệ đầu tiên chống lại các vật thể rơi, bụi, hoặc các chất độc hại.
Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Máy móc hoạt động an toàn nhất khi chúng được bảo trì định kỳ. Việc kiểm định máy móc đinh kỳ không chỉ gia tăng tuổi thọ của chúng mà còn đảm bảo chức năng hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.