Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động

HUẤN LUYỆN THEO YÊU CẦU, LINH ĐỘNG, NHIỆT TÌNH, HỢP LÝ “HUẤN LUYỆN AN TOÀN – TRAO NGÀN HẠNH PHÚC”

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến nghành nghề đang làm.

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc.

An toàn vệ sinh lao động là gì ?

 

Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)

Nghị định của Chính phủ Việt Nam ban hành vào ngày 15 tháng 5 năm 2016, quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Điều 17.  Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

  1. a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  2. b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

  1. a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
  2. b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động

Điều 18. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

  • Huấn luyện nhóm 1
  1. a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  2. b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
  • Huấn luyện nhóm 2
  1. a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  2. b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  3. c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Huấn luyện nhóm 3
  1. a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  2. b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
  3. c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
  • Huấn luyện nhóm 4
  1. a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
  2. b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • Huấn luyện nhóm 5
  1. a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  2. b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
  3. c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: Yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tạiĐiều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
  • Huấn luyện nhóm 6

Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

Hình ảnh lớp huấn luyện

Điều 19. Thời gian huấn luyện

Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:

Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.

Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, Thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ

Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

Điều 24. Quản lý việc cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn và chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động

  1. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện
  2. a) Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho người được huấn luyện thuộc các nhóm 1, 2, 5 và 6 sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu;
  3. b) Giấy chứng nhận huấn luyện theo Mẫu số 08 Phụ lục IIban hành kèm theo Nghị định này.
  4. Cấp Thẻ an toàn
  5. a) Người sử dụng lao động cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện thuộc nhóm 3 sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Tổ chức huấn luyện cấp Thẻ an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
  6. b) Thẻ an toàn theo Mẫu số 06 Phụ lục IIban hành kèm theo Nghị định này.
  7. Cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
  8. a) Tổ chức huấn luyện; doanh nghiệp tự huấn luyện; cơ sở y tế bao gồm cơ sở giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề y tế, các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe, viện nghiên cứu thuộc hệ y tế dự phòng ở cấp trung ương có chức năng đào tạo, trung tâm đào tạo nhân lực y tế cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người được huấn luyện nội dung chuyên môn về y tế lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu;
  9. b) Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo Mẫu số 07 Phụ lục IIban hành kèm theo Nghị định này.
  10. Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện
  11. a) Người sử dụng lao động ghi kết quả huấn luyện của người được huấn luyện thuộc nhóm 4 vào Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  12. b) Sổ theo dõi công tác huấn luyện theo Mẫu số 11 Phụ lục IIban hành kèm theo Nghị định này.
  13. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện và cơ sở sản xuất, kinh doanh lập sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện theo các mẫu số 09, 10và 11 Phụ lục IIban hành kèm theo Nghị định này.

Huấn luyện an toàn lao động

 

Điều 25. Thời hạn cấp, cấp mới Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động

  1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm. Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động có thời hạn 05 năm.
  2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tạiKhoản 1 Điều 21 Nghị định nàygửi Tổ chức huấn luyện, cơ sở y tế hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định này. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới theo quy định tại Nghị định này.

 

6 nhóm an toàn vệ sinh lao động

Chương trình huấn luyện theo Nghị định 44/2016 NĐ-CP

STT NỘI DUNG
1 Nhóm 1  –  Cấp quản lý
2 Nhóm 2  –  Người phụ trách, bán phụ trách về an toàn lao động
3 An toàn chung
4 An toàn điện
5 An toàn hàn điện – hàn hơi (Hot work)
6 An toàn làm việc trên cao
7 An toàn làm việc trong không gian kín, không gian hạn chế
8 An toàn hóa chất
9 An toàn vận hành thiết bị nâng
10 An toàn vận hành cẩu tháp
11 An toàn vận hành cẩu ô tô, bánh lốp, bánh xích
12 An toàn vận hành cẩu trục
13 An toàn vận hành cẩu bờ
14 An toàn vận hành xe nâng hàng, xe nâng người
15 Nhóm 3 An toàn vận hành thiết bị áp lực
16 An toàn vận hành nồi hơi (Lò hơi)
17 An toàn vận hành máy nén khí
18 An toàn vận hành máy phát điện Diezel và trạm phân phối điện
19 An toàn tháo lắp, bảo trì điện kế 1 pha, 3 pha không ngắt điện
20 An toàn vận hành hệ thống lạnh
21 An toàn vận hành máy cơ khí, máy công cụ, gia công cơ khí
22 An toàn trong chiết nạp, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại khí công nghiệp (H2, OXY, NITƠ, CO2, Ar, N2, He…)
23 An toàn trong chiết nạp, sử dụng, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh khí hóa lỏng… (LPG, CNG, NH3)
24 An toàn lao động, vệ sinh lao động trong công trường xây dựng
25 An toàn vận hành, sử dụng máy xây dựng
26 An toàn vận hành thang máy, vận thăng lồng
27 Phòng cháy chữa cháy
28 An toàn thoát hiểm khi cháy nhà cao tầng
29 An toàn giàn giáo căn bản I
STT NỘI DUNG
30 An toàn giàn giáo bậc II
31 An toàn giàn giáo bậc III
32 Hệ thống giấy phép làm việc
33 Nhận diện mối nguy & Đánh giá rủi ro
34 Điều tra tai nạn & Đánh giá rủi ro
35 Phân tích an toàn công việc (JSA)
36 Nhận thức về An toàn, Sức khỏe & Môi trường
37 Kỹ năng An toàn, Sức khỏe & Môi trường cho nhà quản lý
38 Quản lý An toàn nhà thầu
39 Kỹ năng thanh tra An toàn, Sức khỏe & Môi trường
40 Cán bộ giám sát an toàn trong ngành xây dựng
41 Nhận thức H2S
42 Nhóm 3 Giải cứu tai nạn trong không gian kín
43 Kiểm soát các nguồn năng lượng nguy hiểm
44 Khóa gắn thẻ
45 Nghiên cứu phân tích nguy hiểm và Khả năng vận hành – HAZOP
46 Thiết bị bảo hộ lao động (PPE)
47 Nhận thức về Thủy Ngân
48 Quản lý giao thông
49 Lái xe phòng vệ / Defensive Driving
50 Sơ cấp cứu căn bản
51 Sơ cấp cứu nâng cao
52 Nhận thức về Quản lý môi trường
53 Nhận thức về Quản lý chất thải
54 An toàn nổ biến áp, nổ lò hơi, nổ nguyên liệu, nổ bụi
55 An toàn bức xạ
56 Nhóm 4  –  Người lao động
57 Nhóm 5  –  Người làm công tác y tế
58 Nhóm 6  –  An toàn vệ sinh viên

Tham gia bình luận: