Cung Cấp Đồ Bảo Hộ Lao Động
Trong môi trường làm việc ngày nay, an toàn lao động đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Việc đảm bảo an toàn không chỉ bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động mà còn giúp nâng cao hiệu suất làm việc và giảm thiểu rủi ro phát sinh từ các tai nạn lao động. Chính vì vậy, dịch vụ cung cấp đồ bảo hộ lao động của chúng tôi ra đời với sứ mệnh bảo vệ người lao động và hỗ trợ doanh nghiệp duy trì môi trường làm việc an toàn.
An toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu
1. Kỹ Năng thoát khỏi đám cháy bạn cần nên biết
Trước khi xảy ra cháy:
- Lập kế hoạch thoát hiểm, xác định các lối thoát hiểm trong nhà, nơi làm việc, và các khu vực thường xuyên lui tới.
- Vẽ sơ đồ sơ lược các lối thoát hiểm và ghi chú vị trí của các bình cứu hỏa, cửa thoát hiểm, và các vật dụng hỗ trợ thoát hiểm khác..
Trang bị kiến thức phòng cháy chữa cháy:
- Tìm hiểu về các nguyên nhân và cách thức phòng ngừa cháy nổ.
- Nắm rõ cách sử dụng các dụng cụ chữa cháy như bình cứu hỏa, chăn chữa cháy.
- Tham gia các khóa huấn luyện về phòng cháy chữa cháy.
Kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy:
- Đảm bảo hệ thống báo cháy hoạt động hiệu quả.
- Kiểm tra định kỳ bình cứu hỏa và các dụng cụ chữa cháy khác.
- Giữ lối thoát hiểm thông thoáng, không để vật cản.
Khi xảy ra cháy:
Giữ bình tĩnh, hoảng loạn sẽ khiến bạn không đưa ra được quyết định sáng suốt và có thể dẫn đến nguy hiểm.
Hít thở sâu và tập trung vào việc thoát hiểm an toàn.
Báo động cháy, kích hoạt chuông báo cháy hoặc thông báo cho mọi người xung quanh biết về vụ cháy.
Gọi điện cho đội cứu hỏa theo số 114.
Thoát hiểm,sử dụng lối thoát hiểm đã được xác định trước. Di chuyển cúi thấp người hoặc bò sát xuống sàn nhà để tránh khói độc..
Chữa cháy:
- Chỉ sử dụng bình cứu hỏa nếu bạn đã được huấn luyện và có thể làm việc một cách an toàn.
- Không cố gắng dập tắt đám cháy lớn nếu bạn không có đủ trang thiết bị và kỹ năng.
Sau khi thoát khỏi đám cháy:
Kiểm tra sức khỏe:
Đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của ngộ độc khói hoặc bỏng.
Cung cấp thông tin cho lực lượng cứu hộ:
- Chia sẻ thông tin về những người có thể còn mắc kẹt trong đám cháy.
- Không quay trở lại hiện trường vụ cháy:
- Lửa có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào và rất nguy hiểm.
3. Biện pháp phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp
Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) sau:
Lập và thực hiện quy định về PCCC: Doanh nghiệp cần xây dựng quy định về PCCC phù hợp với đặc điểm, tính chất nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở và ban hành nội quy PCCC, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ nhớ.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về PCCC: Tổ chức cho cán bộ, công nhân viên, lao động tập huấn, đào tạo kiến thức về PCCC và kỹ năng thoát nạn, chữa cháy tại chỗ.
Trang bị phương tiện chữa cháy: Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy như bình cứu hỏa, bình chữa cháy xách tay, hệ thống chữa cháy tự động, … theo quy định của pháp luật về PCCC.
Kiểm tra hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy: Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy để đảm bảo hoạt động tốt.
Quản lý vật liệu dễ cháy, nổ: Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản vật liệu dễ cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
Dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp vật liệu gọn gàng: Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp vật liệu gọn gàng, ngăn nắp, tạo lối thoát nạn thông thoáng.
4. Cách xử lý cháy tại nơi làm việc
- Sử dụng chuông báo động hoặc hô hoán để mọi người biết có cháy.
- Báo cho lực lượng PCCC theo số điện thoại 114.
- Di chuyển người và tài sản quan trọng ra khỏi khu vực cháy theo hướng dẫn thoát nạn.
- Sử dụng bình chữa cháy phù hợp để dập tắt đám cháy nhỏ.
- Cung cấp thông tin cho lực lượng PCCC về tình hình cháy nổ.
Các sản phẩm bảo hộ lao động
5. Khuyến khích cơ quan, tổ chức niêm yết mã QR Code tuyên truyền kỹ năng về PCCC và thoát nạn.
Niêm yết mã QR Code tuyên truyền kỹ năng về PCCC và thoát nạn tại các cơ quan, tổ chức là một biện pháp hiệu quả để nâng cao ý thức và kiến thức cho cán bộ, công nhân viên, lao động về công tác PCCC, góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
- Tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng mã QR Code PCCC
- Cung cấp mã QR Code miễn phí
- Hướng dẫn cách sử dụng mã QR Code PCCC
- Khen thưởng các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt việc niêm yết mã QR Code PCCC
Dịch vụ cung cấp đồ bảo hộ tại KMP
5. Biện pháp phòng cháy chữa cháy tại các xưởng nhà máy sản xuất
Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong các xưởng nhà máy sản xuất, việc thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp cơ bản:
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức PCCC cho cán bộ, công nhân viên:Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về PCCC cho cán bộ, công nhân viên.
- Thiết kế, thi công nhà xưởng theo đúng quy định PCCC:Sử dụng vật liệu xây dựng chống cháy. Có hệ thống thông gió, thoát khí tốt.
- Kiểm tra định kỳ hệ thống PCCC: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện, hệ thống báo cháy, chữa cháy. Kiểm tra bình chữa cháy định kỳ4 việc
6. cần làm ngay khi xảy ra cháy nổ
Khi xảy ra cháy nổ, việc bình tĩnh và thực hiện các bước xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Dưới đây là 4 việc cần làm ngay khi xảy ra cháy nổ:
- Báo động cho những người xung quanh biết về đám cháy: Sử dụng các biện pháp báo động như: hô hoán, nhấn chuông báo cháy, kích hoạt hệ thống báo cháy tự động,…
- Thoát khỏi khu vực cháy nổ:Sử dụng các lối thoát hiểm được đánh dấu sẵn.Di chuyển theo hướng dẫn của nhân viên cứu hộ hoặc lực lượng PCCC
- Sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy:Lựa chọn bình chữa cháy phù hợp với loại đám cháy. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng.
- Ngắt nguồn điện, ga, nước: Việc này sẽ giúp hạn chế nguy cơ cháy lan rộng và đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy.
7. Quy định về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở mới nhất 2024
Ngày 10/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
Nghị định 50/2024/NĐ-CP làm rõ các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định đang hoạt động, đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động. Như vậy, kể cả cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động cũng thuộc diện quản lý và phải tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy.
Đào Tạo An Toàn – Trao Ngàn Hạnh Phúc
- Tư vấn và Đào tạo về An toàn vệ sinh lao động 6 nhóm: 1,2,3,4, 5,6.
- Cung Cấp đồ bảo hộ lao động
- Tư vấn đào tạo kỹ năng cho các Quản lý cấp trung.
- Dịch vụ bảo hiểm: BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN 24h.
- Đào tạo cấp chứng nhận sơ cấp cứu và khám sức khỏe định kỳ.
- Kiểm định máy móc thiết bị
- Quan trắc môi trường.
- Đào tạo cấp Chứng chỉ hoạt động xây dựng hạng I,II,III.