VÌ SAO HỌC KHÓA: NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

VÌ SAO HỌC KHÓA:

NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động ( gọi tắt là ATVSLĐ) là yêu cầu bắt buộc được Nhà nước và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP rằng người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

Khang Minh Phú là đơn vị được Cục An toàn lao động Việt Nam Cấp giấy phép số: 87/GCN ngày 26 tháng 11 năm 2020. Là đơn vị có đầy đủ pháp lý, máy móc trang thiết bị và thẩm quyền để đào tạo và cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh lao động.

Trong quá trình lao động sản xuất, việc đảm bảo ATVSLĐ là việc làm hết sức quan trọng. Đảm bảo An toàn lao động, tránh gây tổn hao sức khỏe, tính mạng của người lao động  và tài sản của Doanh nghiệp. Góp phần đảm bảo tính thông suốt trong hoạt động sản xuất.

Do đó, để đảm bảo ATVSLĐ, việc huấn luyện ATVSLD cho các cấp quản lý, người lao động và đội ngũ nhân viên chuyên trách là việc cần thiết đối với mỗi Doanh nghiệp.

Huấn luyện ATVSLĐ là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.

Người Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động
Người huấn luyện An toàn vệ sinh lao động

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ  SINH LAO ĐỘNG

Việc huấn luyện ATVSLĐ trong bất cứ hoàn cảnh nào thật sự rất cần thiết. Điều này luôn có lợi cho người lao động tránh những rủi ro mà còn cho doanh nghiệp:

Với Doanh nghiệp :

  • Giúp giảm thiểu các chi phí cho các sự cố cho con người lẫn máy móc.
  • Phòng ngừa những tai nạn trong quá trình lao động.
  • Giúp tăng năng suất lao động
  • Tuân thủ những quy định của nhà nước, tránh gặp rủi ro về mặt pháp luật

Với Người lao động :

  • Phòng ngừa những nhân tố gây hại cho người lao động.
  • Giúp người lao động đánh giá được các nguy hiểm tại nơi làm việc.

Ngày 16 tháng 02 năm 2022 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 – 2025 (sau đây gọi là Chương trình) với mục tiêu:

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu tổng quát

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

  1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
  2. a) Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
  3. b) Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
  4. c) Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
  5. d) Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

đ) Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

  1. e) Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. g) Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
  3. h) Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi nỗ lực của các bên rất nhiều, từ các Bộ, Ban ngành, UBND tỉnh.

Trong bài viết này chỉ đề cập đến vai trò của Người: Người huấn luyện ATVSLĐ.

Tìm hiểu về công việc nhân viên HSE

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG.

  1. Căn cứ Pháp lý:

Huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động theo Nghị Định 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018;

  • Huấn luyện an toàn hóa chất theo nghị định 113/2017/NĐ-CP;
  • Huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 31/2014/TT-BCT;

 

2.Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động theo  Nghị định 140/2018/NĐ-CP;

Tiêu chuẩn người huấn luyện được quy định và điều chỉnh, bổ sung theo 2 văn bản này được thống nhất tại văn bản hợp nhất số 631/2019/VBHN-BLĐTBXH. Theo đó, tiêu chuẩn người huấn luyện được mô tả như sau:

  • Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;

Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.

2.2 Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:

Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;

Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.

2.3. Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:

Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2.4. Huấn luyện thực hành:

Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;

Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;

Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;

Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;

Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.

3 Tiêu chuẩn người huấn luyện đối với hoạt động an toàn hóa chất theo Nghị Định 113/2017/NĐ-CP.

Được quy định tại khoản 5, điều 32, Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:

  • Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.
  1. Tiêu chuẩn người huấn luyện đối với hoạt động an toàn điện theo Thông tư 31/2014/TT-BCT, Thông tư 05/2021/TT-BCT

Được quy định tại khoản 3, điều 7, Thông tư 31/2014/TT-BCT:

  • Người huấn luyện phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
  • Người huấn luyện phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.

VÌ SAO CẦN CÓ NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG:

  • Huấn luyện được xem là một phương pháp để giúp đỡ người khác rèn luyện, phát triển, học hỏi những kỹ năng mới, đối mặt với thử thách cá nhân, kiểm soát sự thay đổi trong cuộc sống, xây dựng mục tiêu và đạt được thành công. Huấn luyện là về việc nhận ra những điều tốt đẹp nhất của một người nào đó và khuyến khích họ đưa ra những quyết định để cải thiện cuộc sống của chính mình.
  • Người huấn luyện là người đem kiến thức, khả năng thực tiễn của mình thông qua phương pháp sư phạm nhằm truyền đạt một kiến thức đến người được huấn luyện.
  • Huấn luyện ATVSLĐcông tác thực hiện đào tạo nâng cao hiểu biết về an toàn lao động, giảng dạy các phương thức nhằm phòng ngừa các sự cố và tai nạn khi làm việc. Nếu người  được huấn luyện thực hiện tốt về an toàn lao động sẽ hạn chế tối đa những thương tích dễ xảy ra trong quá trình làm việc
  • Để thực hiện được những khóa huấn luyện ATVSĐ mang lại hiệu quả, cung cấp được những kiến thức, kỹ năng thiết thực tới người được huấn luyện thì (trước đây còn được gọi là giảng viên huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động) là cực kỳ quan trọng.

Người huấn luyện ATVSLĐ là người có kiến thức sâu, rộng về công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện; Đã kinh qua kinh nghiệm từ cấp Chuyên môn đến cấp Quản lý.

NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG sẽ làm việc ở đâu:

  • Làm việc và trở thành chuyên gia Huấn luyện ATVSLĐ trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty trên đất nước Việt Nam
  • Sẽ trở thành giảng viên, người huấn luyện, chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp về HSE trên toàn quốc.
  • Sẽ trở thành đối tác, cộng sự của KHANG MINH PHÚ.
  • Trở thành người huấn luyện ATVSLĐ như một nghề nghiệp ổn định.

ĐỐI TƯỢNG HỌC LỚP NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG:

– Trưởng phòng/Nhân viên an toàn tại cơ sở làm việc ở doanh nghiệp có đủ điều kiện huấn luyện.

– Người làm hành chính/nhân sự đồng thời kiểm nhiệm công tác an toàn tại doanh nghiệp muốn nâng cao kiến thức về kỹ thuật, quản lý, pháp luật liên quan đến ATVSLĐ.

– Người huấn luyện đã có Giấy chứng nhận huấn luyện, muốn bổ sung, cập nhật kiến thức để áp dụng vào công việc hiện tại và đáp ứng yêu cầu của luật định.

– Người đang theo đuổi con đường trở thành người huấn luyện ATVSLĐ như một nghề nghiệp ổn định.

Ai là người học Người Huấn luyện An toàn lao động, vệ sinh lao động

HỌC LỚP NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ở đâu:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Khang Minh Phú;

Văn phòng tại Bình Dương: Số 15, Đường số 65, Khu phố 2, phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một , Bình Dương.

Ms: Huyền Zalo: ( 0888 095 386).

Email : atldkhangminhphu@gmail.com;

Website : www.khangminhphu.vn.

 

KHANG MINH PHÚ với nhiều năm kinh nghiệm về Đào tạo và tập huấn An toàn lao động
KHANG MINH PHÚ với nhiều năm kinh nghiệm về Đào tạo và tập huấn An toàn lao động
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học