ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Môi trường làm việc hiện nay thường có nhiều loại vật liệu, yếu tố và thao tác tiềm tàng các nguy hại đối với sức khỏe. Ngành công nghiệp sản xuất phải sử dụng các loại vật liệu tự nhiên và tổng hợp, nhiều loại trong số đó có thể gây ra tác động có hại đến sức khỏe NLĐ phải tiếp xúc với chúng.

Xã hội không mong muốn việc NLĐ đánh đổi sức khỏe và sự không an toàn của chính mình chỉ để có một công việc. Nhưng các bệnh liên quan đến nghề nghiệp vẫn xảy ra ở nhiều nơi làm việc và không chỉ ở những khu vực có ngành công nghiệp. Các hóa chất có khả năng tiềm tàng gây ung thư, các bệnh phổi, rối loạn máu và xương, mất khả năng tâm thần, suy giảm hệ thống thần kinh trung ương, giảm khả năng sinh sản và tử vong, vẫn hiện hữu trong các nhà máy và nông trại. Các nguy cơ vi sinh học góp phần làm giảm chất lượng không khí trong nhà và có thể là các nguy cơ chính gây bệnh truyền nhiễm trong các trung tâm chăm sóc trẻ em, bệnh viện, hoặc ở các nơi làm việc khác – nơi có thể xảy ra lây nhiễm do tình cờ tiếp xúc với dịch tiết cơ thể. Nghề chăn nuôi động vật hay tiếp xúc với các loài chim có thể rủi ro lây nhiễm bệnh của động vật. Nơi làm việc trong các ngành công nghiệp còn có thể có các căng thẳng về thể chất và tinh thần cho NLĐ, ví dụ như làm việc tay chân, tiếng ồn, rung, quá nóng hay quá lạnh hoặc tiếp xúc với cả phóng xạ ion hóa hoặc không ion hóa. Con người không có biện pháp bảo vệ tự nhiên đối với việc tiếp xúc quá mức với bất kỳ yếu tố nguy hại nào nêu trên và vì vậy có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy hiểm, có hại ở nơi làm việc gây TNLĐ, BNN.

Nguy cơ TNLĐ trong môi trường có thể chia ra 5 nhóm như sau:

Nhóm các yếu tố cơ học: các bộ phận, cơ cấu truyền động, chuyển động quay và tịnh tiến tốc độ lớn, các mảnh văng của dụng cụ hoặc vật liệu gia công, các vật rơi từ trên cao, sự sập gãy hay sụt lở công trình, trơn trượt ngã…

Nhóm các yếu tố về điện: điện giật, bỏng điện, chập cháy nổ do điện, sét đánh…

Nhóm các yếu tố hóa học: các chất gây nhiễm độc cấp tính, ví dụ khí axit như SO2, SO3, các oxit cacbon CO và CO2, oxit nitơ NO2, hydrosunfua H2S; các hóa chất độc hại nằm trong danh mục phải khai báo đăng ký, hoặc bỏng hóa chất (độ 2, độ 3).

Nhóm các yếu tố gây nổ: nổ hóa học (nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ…); nổ vật lý (nổ bình hơi, bình khí nén…).

Nhóm các yếu tố về nhiệt: các dung môi chất truyền nhiệt thể lỏng, hơi, khí, rắn có thể gây bỏng (nóng hoặc lạnh); gây cháy do ngọn lửa, tia lửa, vật nung nóng – nấu chảy, hơi khí xả nóng…

Các nguyên nhân gây tai nạn có thể nhóm thành nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp là hành động không an toàn của công nhân và điều kiện làm việc không an toàn. Nguyên nhân gián tiếp có thể là yếu tố liên quan tới quản lý, các điều kiện môi trường, điều kiện về tâm thần thể chất của công nhân. Các yếu tố này có thể kết hợp với nhau dẫn tới xảy ra tai nạn. Sai lầm của con người thường được xem là nguyên nhân của TNLĐ. Tuy nhiên quan điểm về ecgonomy ngày nay không xem sai sót của con người là nguyên nhân mà là tập hợp các ảnh hưởng của các sai sót sâu trong hệ thống mà con người làm việc. Tình trạng tinh thần, thể chất của công nhân có thể đóng vai trò quan trọng dẫn tới TNLĐ. Nguy cơ bị TNLĐ tăng gấp 2 lần đối với lao động nặng nhọc và tăng 50% trong số nam giới bị hội chứng khó thở khi ngủ là cơ chế có thể của vấn đề này. Sức nghe và nhìn là các yếu tố nguy cơ TNLĐ. Công nhân được báo cáo hay lo lắng thường bị thương tích nhiều hơn và ít áp dụng các biện pháp an toàn.

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2010 có khoảng 80% NLĐ ở các nước đang phát triển mới công nghiệp hóa và 40% NLĐ ở các nước công nghiệp phát triển chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, rung, bức xạ ion hóa, bức xạ điện từ trường, điều kiện vi khí hậu bất lợi tại nơi làm việc. Hằng năm trên thế giới có 2,3 triệu trường hợp tử vong do TNLĐ và bệnh liên quan nghề nghiệp trong đó 85% các trường hợp là do bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Số trường hợp mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp còn cao hơn rất nhiều lần.

Ở Việt Nam hiện nay mỗi năm trung bình có 2.000 trường hợp tử vong do TNLĐ được báo cáo ở cộng đồng và hơn 100.000 trường hợp phải đến điều trị tại các cơ sở y tế. Mô hình BNN cũng có xu hướng thay đổi theo điều kiện và môi trường làm việc.

Thực tế, MTLĐ ở nước ta đã được từng bước cải thiện. Số lượng mẫu đo quan trắc MTLĐ hằng năm tăng gấp 2 so với giai đoạn 2010-2015 (khoảng 800.000 mẫu/năm giai đoạn 2016-2021). Tỷ lệ mẫu đo vượt tiêu chuẩn cho phép giảm (từ 10,25% năm 2015 xuống còn 5,56% năm 2021). Số NLĐ được khám sức khỏe định kỳ hằng năm đạt trên 2 triệu lượt người. Trong 5 năm (2016-2021), số trường hợp mắc BNN có xu hướng giảm so với giai đoạn 2010-2015. Xu hướng xã hội hóa trong công tác kiểm soát MTLĐ, PCBNN đã được triển khai từ năm 2011.

Đến 4/2022 đã có 202 đơn vị công bố đủ điều kiện quan trắc MTLĐ và 88 đơn vị được cấp phép khám, điều trị BNN. Các mô hình can thiệp PCBNN được xây dựng và áp dụng tại 20 địa phương. Bước đầu triển khai mô hình cung cấp dịch vụ y tế lao động (YTLĐ) trong các làng nghề, nông nghiệp, các CSSX có tiếp xúc với amiăng và các cơ sở y tế…

Các vấn đề liên quan đến môi trường làm việc thiếu ánh sáng, độ ồn cao là một trong các nguy cơ gây TNLĐ vì làm giảm tầm nhìn, quan sát của NLĐ đối với các yếu tố nguy hiểm, không nghe rõ các tín hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Công tác quan trắc MTLĐ còn hạn chế

Hiện cả nước mỗi năm có gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, phần đông chưa qua đào tạo nghề, thiếu hiểu biết về YTLĐ, về các yếu tố có hại tại nơi làm việc có thể gây BNN. Gần 90% trong số các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, sức cạnh tranh, năng suất lao động thấp… NSDLĐ bị chi phối nhiều bởi sức ép tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận nên chưa thực thi đầy đủ trách nhiệm quan trắc MTLĐ theo quy định, hoặc chỉ thực hiện về hình thức, chưa đảm bảo chất lượng. MTLĐ còn nhiều yếu tố có hại vượt tiêu chuẩn cho phép. Các yếu tố tâm sinh lý ecgonomy, tác nhân sinh học, dung môi, các chất gây ung thư (đặc biệt đối với amiăng trắng), tác nhân sinh học chưa được quan tâm quan trắc.

MTLĐ làng nghề còn ô nhiễm nghiêm trọng. Một số bệnh thường gặp ở NLĐ tại các CSSX có xu hướng gia tăng trong vòng 5 năm trở lại đây. Tỷ lệ NLĐ có sức khỏe tốt (loại I, II) giảm 5,5% và sức khỏe yếu (loại IV và loại V) tăng 2,55%. Số ngày nghỉ ốm trung bình tăng hơn 3 lần so giai đoạn 2012-2016. Trung bình hằng năm có trên 5.500 trường hợp được khám và phát hiện BNN, tập trung nhiều ở ngành khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất và sử dụng hóa chất, ngành Y tế. Chỉ 10% tổng số trường hợp BNN được giám định. Hệ thống tổ chức, nhân lực, trang thiết bị, kinh phí phục vụ quan trắc MTLĐ, PCBNN còn thiếu và yếu; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý hồ sơ sức khỏe NLĐ, dữ liệu về BNN và MTLĐ chưa đạt yêu cầu. Hệ thống các văn bản về YTLĐ cần tiếp tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp trong tình hình mới.

Một số vấn đề hạn chế, bất cập cụ thể là (i). Còn thiếu các quy định về khám chữa bệnh ngoài giờ cho NLĐ; đảm bảo chất lượng quan trắc MTLĐ. (ii). Công tác truyền thông, đào tạo, phổ biến chưa đầy đủ, phù hợp với các đối tượng khác nhau. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn của hệ thống quản lý YTLĐ các cấp còn hạn chế, chưa thống nhất, chưa được cập nhật đủ các quy định hiện hành. (iii). Thiếu nhân lực thanh tra, kiểm tra giám sát và thiếu sự phối hợp liên ngành. Việc thanh tra không báo trước chưa được thực hiện tại Việt Nam, do vậy kết quả thanh tra chưa được khách quan. (iv). Kết quả quan trắc MTLĐ và kết quả khám sức khỏe cho NLĐ chưa phản ánh đúng thực tế do chưa có sự giám sát độc lập. (v). Công tác quản lý sức khỏe, dữ liệu quan trắc MTLĐ, BNN hiện chưa được thực hiện đầy đủ, còn thiếu chính xác, kịp thời.

Có thể thấy rằng cùng với sự thay đổi của các yếu tố vệ sinh vượt tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động, tỷ lệ mẫu bụi vượt tiêu chuẩn cho phép thấp hơn so với mẫu đo tiếng ồn, một số yếu tố có hại mới xuất hiện trong quá trình lao động, mô hình các loại bệnh nghề nghiệp có xu hướng thay đổi. Số trường hợp được chuẩn đoán bị điếc nghề nghiệp do tiếng ồn có xu hướng ngày càng tăng. Các trường hợp được chuẩn đoán bị bệnh bụi phổi silic có xu hướng giảm. Trong đó 3.267 trường hợp mắc BNN được phát hiện năm 2016, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn chiếm 64,4%, bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp (10,2%), bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp (5,1%), bệnh bụi phổi than nghề nghiệp (2,1%), bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp (1,4%), một số bệnh còn lại chiếm 13,6%.

Nhiều biện pháp đã được triển khai ở cơ sở lao động để kiểm soát các yếu tố có hại trong môi trường lao động như kiểm soát bụi, ồn, hơi khí độc nhằm giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng chống TNLĐ, BNN. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện việc lập hồ sơ vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động theo quy định cũng như việc tự kiểm tra để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho NLĐ. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất thực hiện quan trắc môi trường lao động chỉ chiếm khoảng 20% trong số các doanh nghiệp có yếu tố nguy hiểm, có hại. NLĐ chưa được thông tin về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và cách phòng chống.

Chính vì vậy song song với công tác thanh tra kiểm tra về ATVSLĐ, công tác huấn luyện về ATVSLĐ đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cho NSDLĐ và NLĐ nhận thức rõ được trách nhiệm, quyền lợi cũng như tầm quan trọng trong việc đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh, không có TNLĐ, BNN.

GIỚI THIỆU  VỀ KHANG MINH PHÚ:

Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Khang Minh Phú được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động hạng C.

Đào tạo các nhóm An toàn vệ sinh lao động 1,2,3,4,5,6 trên toàn quốc với đội ngũ Giảng viên giàu kinh nghiệm từ các trường Đại học và Các chuyên gia làm việc trực tiếp trong Doanh nghiệp có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực chuyên ngành An toàn – Vệ sinh lao động.

Đào tạo – cấp chứng nhận An toàn lao động tại Bình Dương – Công ty Khang Minh Phú chuyên đào tạo, tư vấn và cung cấp các giải pháp về An toàn vệ sinh lao động nhà máy, nhà xưởng; công trình xây dựng; trường học; bệnh viện; ngân hàng, cao ốc khách sạn; dịch vụ đào tạo chuyên nghiệp.

Công ty Khang Minh Phú đã là thương hiệu nổi tiếng về đào tạo An toàn vệ sinh lao động tại Bình Dương và các tỉnh phía Nam.

Chuyên đào tạo, tư vấn và cung cấp các giải pháp về An toàn vệ sinh lao động nhà máy, nhà xưởng; công trình xây dựng; trường học; bệnh viện; ngân hàng, cao ốc khách sạn; dịch vụ đào tạo chuyên nghiệp.

An toàn vệ sinh lao động tại Bình Dương và các tỉnh phía Nam – KHANG MINH PHÚ là thương hiệu hàng đầu

KHANG MINH PHÚ – Triển khai tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp về hoàn thành các Chứng nhận SEDEX-SMETA.BSCI. Chứng nhận ISO.

Với đội ngũ chuyên gia và Giảng viên giàu kinh nghiệm từ các trường Đại học và Các chuyên gia làm việc trực tiếp trong Doanh nghiệp có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực chuyên ngành An toàn – Vệ sinh lao động. ISO….

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO KHANG MINH PHÚ.

Trụ sở Công ty: Số 102/30, Khu phố 3B, Đường TL 17, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam.

Văn phòng liên hệ: Số 15, đường 65, Khu Phố 2, Phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Facebook: BD Khang Minh Phu;

 Website: khangminhphu.vn

Email : atldkhangminhphu@gmail.com;

Website : www.khangminhphu.vn

Liên hệ Hotline:

0888095386 (Ms Huyền – Zalo)

Mail: huyentruongkmp@gmail.com

Hotline: 0975361157 (Ms Phúc – Hotline- zalo)

Hotline: 0865934679 (Hotline- zalo)

NGHĨ VỀ AN TOÀN – LÀM VIỆC AN TOÀN – SẼ AN TOÀN

NGHĨ VỀ AN TOÀN – LÀM VIỆC AN TOÀN – SẼ AN TOÀN

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học